Phát hiện sớm triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh giúp việc chữa trị mang lại hiệu quả cao, đồng thời tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé yêu. Nhưng điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách và an toàn? Cách khắc phục bệnh táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất cần thực hiện theo những hướng dẫn sau đây.
Táo bón ở trẻ sơ sinh không phải là điều hiếm gặp cũng không phải là trường hợp nghiêm trọng, nếu biết cách khắc phục kịp thời bệnh hoàn toàn có thể đẩy lùi dễ dàng. Nhưng thực tế là khi thấy con thơ bị táo bón bố mẹ thường hoang mang, lo lắng thái quá. Điều cần làm ngay lúc ấy là giúp trẻ tìm được phương pháp cải thiện an toàn và hiệu quả. Nếu chưa biết phải làm thế nào các bậc phụ huynh hãy tham khảo những cách chữa táo bón nhanh chóng cho trẻ sơ sinh của chúng tôi nhé.
Táo bón ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
1. Tại sao trẻ sơ sinh bị táo bón?
Nhiều người tự hỏi các bé sơ sinh còn rất nhỏ, chưa ăn uống được mấy, cũng không phái làm việc căng thẳng, ngồi nhiều mà tại sao bị táo bón. Thực tế có rất nhiều nhân tố khiến con bạn rơi vào hoàn cảnh đại tiện khó, trong đó phải kể đến:
– Ảnh hưởng từ sữa mẹ: những bà mẹ có thói quen ăn thức ăn cay nóng, dưỡng chất từ thức ăn của mẹ sẽ theo đường sữa nạp vào cơ thể của con. Gia vị trong thực phẩm như gừng, tiêu, ớt,… dễ dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh nếu mẹ ăn nhiều.
– Trẻ sơ sinh bị táo bón khi được cho ăn dặm sớm: cho trẻ ăn sớm thực ra không tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Nếu chế độ sinh dưỡng ăn uống trẻ nhỏ bị thiết chất xơ, nhiều thịt, ít rau thì chắc chắn không tránh được bệnh táo bón.
– Ảnh hưởng của thuốc: trẻ sơ sinh phải dùng thuốc trong trường hợp bị cảm, sốt hoặc mắc cách bệnh khác dẫn đến những rối loạn trong đường ruột và phát sinh táo bón.
2. Cách chữa trị táo bón ở trẻ sơ sinh
a. Mẹ nên chú ý hơn trong ăn uống
Trong thời gian cho con bú các bà mẹ cần hết sức chú ý trong ăn uống và sinh hoạt điều độ để có nguồn sữa chất lượng nhất cho con thơ. Thời gian này mẹ cần ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước. Các bữa nên dùng thêm các loại thực phẩm nhuận tràng như rau mùng tơi, rau đay, khoai lang.
Hạn chế những thức ăn có vị cay và món gây nóng trong và những món khó tiêu hóa. Nên tăng cường cho bé bú nhiều hơn nữa để kích thích tạo phân mềm, càng dễ tống ra ngoài. Đây là cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất mà người mẹ nên thực hiện.
b. Thực hiện xoa bụng nhẹ nhàng
Khi thấy bé sơ sinh có dấu hiệu của bệnh táo bón thì dùng bàn bàn tay lên bụng bè và thực hiện xoa nhiều vòng liên tục. Hướng xoa ngược chiều kim đồng hồ và di chuyển từ trong ra ngoài. Làm động tác liên tục trong 15 phút và kết hợp với xi tiểu tiện sẽ càng hiệu quả hơn. Biện pháp điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh này cũng rất đáng để bạn thực hiện hàng ngày đấy.
Lưu ý nhỏ là chỉ thực hiện khi bé sau bữa ăn nửa tiếng. Nếu bé mới bú hay ăn no mà xoa bụng ngay dễ gây nôn mửa, đau tức bụng.
c. Tắm cho trẻ bằng nước ấm
Dúng nước ấm để ngâm minh, tắm rửa cho trẻ sơ sinh lại có tác dụng chữa bệnh táo bón hiệu quả bất ngờ. Nước ấm có công dụng là thúc đẩy quá trình thải phân trong ruột già. Mẹ nên thực hiện massage nhẹ nhàng ở bụng trẻ để hiệu quả nhanh chóng hơn.
Không ngâm bé trong nước quá lâu, bế ra khỏi bồn tắm thì dùng khăn mềm lâu kho cả người và mặc quần áo ngay cho trẻ nhỏ. Có thể bôi một ít kem dưỡng ẩm để giảm khô ráp, đau rát cho hậu môn.
d. Tăng cường bổ sung nước cho trẻ bị táo bón
Nước sẽ làm mềm phân nên mẹ hãy cố gắng cho các bé uống nước nhiều hơn nữa. Nếu vào ngày nóng bức hoặc những bé hiếu động vậm động chân tay nhiều gây chảy mồ hôi thì càng phải uống nước nhiều hơn. Phương pháp chữa táo bón cho trẻ sơ sinh này áp dụng cho các bé qua 6 tháng tuổi hoặc có sự chỉ định của bác sĩ nhé. Bởi theo khuyến cáo, trẻ trong 6 tháng tuổi nên uống hoàn toàn bằng sữa mẹ, không được uống nước.
e. Bổ sung chất xơ cho trẻ sơ sinh
Đối với những trẻ đang được cho ăn dặm thì cần thiết tằng cường chất xơ nhiều hơn trong thực đơn ăn uống hằng ngày để trị bệnh táo bón cho trẻ sơ sinh. Trẻ nhỏ thường có xu hướng lười ăn rau nên mẹ cần tinh ý chế biến thành nhiều dạng khác nhau như trái cây dằm, nước ép, sinh tố,…để thu hút con trẻ.
Nhóm thực phẩm giàu hàm lượng chất xơ nên bổ sung nhiều hơn: rau xà lách, rau mồng tơi, khoai lang, quả bơ, quả chuối, quả mận, măng,…
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:50 PM , 10/10/2022